Recent Posts

Cách Điều Khiển Máy Tính Từ Xa Trên Điện Thoại Với Anydesk

5:37 PM Add Comment
Thông thường, khi nghĩ đến điều khiển từ xa trên máy tính thì đa số chúng ta điều nghĩ rằng chỉ có thể điều khiển bằng các máy tính với nhau. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể điều khiển máy tính từ xa bằng điện thoại một cách dễ dàng mà không cần phải nhiều tốn công sức. Ở bài viết này, mình sẽ dùng Anydesk thay cho các ứng dụng phần mềm nổi tiếng như Chrome Remote Desktop, TeamViewer,...

Ưu điểm : gọn, nhẹ, kết nối ổn định, miễn phí hoàn toàn. Không đòi hỏi băng thông, cấu hình cao và không quá rườm rà như Chrome Remote Desktop, TeamViewer... Bạn chỉ cần nhập ID kết nối một lần và có thể kết nối cho những lần sau.


Ở bước đầu tiên, chúng ta cần tiến hành cài đặt Anydesk tại địa chỉ : 



Sau khi cài đặt xong, yêu cầu máy tính kia cũng khởi chạy công cụ này và gửi ID kết nối ở dòng This Desk sang cho bạn




Sau khi lấy ID, bạn cần nhập ID đó tại ô Remote Desk của thiết bị Android và bấm CONNECT. để tiến hành kết nối.




Ứng dụng đang tiến hành kết nối với máy tính cần điều khiển.




Quay lại trên máy tính. Sau khi thiết bị Android kết nối, đối tác của bạn cần Accept để tiến hành remote thiết bị. 




Kết nối hoàn thành, bây giờ bạn có thể tiến hành điều khiển máy tính từ xa thông qua thiết bị Android của bạn.




Mẹo sử dụng :
Bạn có thể phóng to, thu nhỏ màn hình desktop trên Android như phóng to một bức ảnh thông thường. Nhưng nếu muốn phóng to ở một vị trí nào đó của desktop ( phía góc màn hình chẳng hạn) , bạn hãy giữ 2 ngón điều khiển và kéo đồng thời về vị trí đó.




Để dùng các thao tác trên Android dễ dàng hơn như bàn phím, chuột,... Bạn hãy nhấn giữ biểu tượng của Anydesk sau đó rê đến tác vụ cần sử dụng.




Với thao tác chuột, bạn có thể di chuyển đến vị trí nào đó sau khi phóng to mà không cần phải sử dụng thao tác giữ 2 ngón điều khiển và kéo đồng thời về vị trí đó như cách trên.



Thật dễ dàng phải không ? Như vậy, mình đã giới thiệu và hướng dẫn các bạn cách để điều khiển chiếc máy tính từ xa với chiếc điện thoại thông minh cực đơn giản mà không quá rườm rà, tốn công sức phải không nào !. 
Chúc các bạn thành công !






Tổng Hợp Cách Cấu Hình Các Tính Năng Modem GW040, GW020 VNPT

12:59 AM Add Comment
TỔNG QUAN MODEM IGATE GW040 ( VNPT ) 
Modem Igate GW040 là thiết bị Modem + Router được VNPT sản xuất và lắp đặt cho người dùng sử dụng internet cáp quang, sử dụng công nghệ GPON thay thế cho công nghệ AON cũ vốn rất hạn chế về tốc độ đường truyền và chi phí lắp đặt cao.
Tương tự đối với Modem Igate GW040, modem GW020 của VNPT là dòng modem mới sản xuất và đang được chuẩn bị lắp đặt hoặc thay thế cho dòng Igate GW040 cũ.
Bên cạnh việc cài đặt các cấu hình thông thường để sử dụng, thì modem này còn cung cấp các tùy chọn khác khá hữu ích mà có thể bạn chưa biết đến. Bài viết này mình xin phép giới thiệu và hướng dẫn các bạn cách cấu hình và tinh chỉnh một số tính năng khác của con modem này. Chúng ta cùng theo dõi nhé.
*Các tính năng của Igate GW020 và cách cấu hình đều tương tự Igate GW040, mình đã test các tính năng giữa 2 modem này và thấy như nhau. Nếu gặp trục trặc, các bạn có thể comment trực tiếp xuống dưới để mình hỗ trợ.



Lưu ý : Ở bài viết này mình sử dụng Firmware G6.16A.04RTM, vì vậy đôi lúc sẽ gặp lỗi đối với các bạn sử dụng Firmware đời cũ hơn.
Bạn nên khởi động lại modem sau khi cấu hình để có thể hoạt động.




1. Truy cập vào user cấp cao 
Mình thường gặp nhiều trường hợp các bạn than phiền rằng không đăng nhập được vào modem do bị mất user hoặc bị kĩ thuật đổi mật khẩu, v.v... Vì thực chất, tùy từng khu vực mà pass khác nhau, với cả do nhân viên kỹ thuật đặt riêng để hạn chế người dùng truy cập làm thay đổi thông số modem. Vì vậy, cách này sẽ cho phép bạn tạm thời truy cập vào modem với quyền cao nhất. Không những vậy, bạn còn có thể tinh chỉnh một số tính năng mà user thông thường không làm được.

Đầu tiên, bạn cần truy cập vào 192.168.2.1 ( Không phải 192.168.1.1 nhé các bạn ).
Gõ vào Username & Password như sau :
Username: operator
Passwords : oper@tor



Sau khi đăng nhập bằng operator, nó sẽ yêu cầu bạn thay đổi mật khẩu.
Gợi ý cách đặt passwords của modem sẽ như sau: 
1 chữ hoa (A-Z)
1 chữ thường (a-z)
1 chữ số (0-9)
1 kí tự đặc biệt (!@#$...)
Mật khẩu phải dài 8-16 kí tự
Ví dụ : Passwds2@
hoặc Adminvnpt@123 cho dễ nhớ :) .


Sau khi đổi mật khẩu xong bạn nhấp vào Apply/Save để lưu mật khẩu mới và truy cập vào modem.



2.Tắt vinaphone wifi ( áp dụng tương tự đối với dòng modem Igate GW020 )
Đôi lúc khi bạn kết nối wifi vào modem này thì sẽ gặp một cột wifi ảo tên VinaphoneWifi, nhưng không vào internet được với cột wifi này. Mình thì cũng không rõ VNPT làm vậy để làm gì, nhưng chắc chắn là chỉ để trưng & vô tác dụng.
Khi bạn đăng nhập vào modem thì sẽ thấy cột này được enable nhưng lại bị mờ và không tắt được. Để tắt được, bạn cần đăng nhập vào user cấp cao của modem như mình vừa hướng dẫn phía trên.


Sau khi đăng nhập vào user cấp cao ở địa chỉ 192.168.2.1 và vào lại phần cấu hình wifi, bạn sẽ thấy nó không còn bị mờ nữa, bạn chỉ việc bỏ dấu tick của cột này rồi lưu lại là xong.



3. Sao lưu & Khôi phục cấu hình (Backup Settings) 
Đôi lúc nhiều bạn đã từng gặp trường hợp modem gặp lỗi, bạn phải reset nhưng lại quên mất cấu hình PPPoe & PPP Username/Password để cấu hình modem phải không nào ? Vì vậy, chức năng này dùng để khôi phục lại cấu hình đã mất trước đó một cách đơn giản và ít mất thời gian hơn.

Backup
Để tạo Backup Settings cho modem, bạn cần đăng nhập vào modem chọn dòng Management > Settings > Backup.
Sau đó nhấp vào Backup Settings, nó sẽ tạo ra một file có tên backupsettings.conf. Lưu file này lại để backup cho modem lần sau.


Restore
Sau khi reset modem. Nếu quên, bạn có thể lật đít modem lên để xem mật khẩu đăng nhập mặc định.
Sau khi đăng nhập, bạn cũng vào Management > Settings > Restore. Rồi move file backupsettings.conf để khôi phục lại cấu hình.
Lúc này bạn nhớ đăng nhập lại vào mật khẩu đã lưu trong file backup để vào modem nhé :)



4.Cấu hình kênh phát wifi ( Wireless - Advanced )
Các thiết bị Wi-Fi được trang bị tính năng auto lựa chọn kênh phát tốt nhất để tối ưu hóa. Tuy nhiên nếu thiết lập kênh của thiết bị lại trùng với các thiết bị Wi-Fi xung quanh thì tín hiệu sẽ có thể bị nhiễu và không ổn định, gây ảnh hưởng đến hiệu suất trên kênh mà bạn đã chọn.
Có nhiều kênh phát wifi để bạn lựa chọn, để biết kênh nào ít bị trùng để phát tín hiệu tốt nhất. Bạn có thể sử dụng Wifi Analyzer & WiFiAnalyzer (open-source)  (Android), inSSIDer & acrylicwifi (Windows), Network Analyzer Lite (IOS)  để chọn kênh phát hiệu quả nhất.

Để thiết lập kênh phát wifi bạn vào Network Settings > Wireless > Advanced . Ở dòng channel click chọn kênh phát mình muốn.


Nếu thiết bị của bạn hỗ trợ chuẩn 5Ghz thì nên thiết lập băng tầng 40MHz để tối ưu hóa nhận phát tín hiệu wifi. Tuy nhiên phạm vi phát sóng sẽ hẹp hơn và sẽ không kết nối được với thiết bị đời cũ chuẩn 2.5Ghz.
Để thiết lập băng tầng 40MHz, đầu tiên bạn chọn channel phát sóng ( vd ở đây mình chọn kênh 1). Tiếp tục vào mục Bandwith chọn băng tầng 40MHz sau đó lưu lại.
Trường hợp bạn không đổi được băng tầng 40MHz sau khi đã chọn thì nên đổi kênh phát về 6, 7, 8 để thiết lập.




5.Giới hạn băng thông trên cổng LAN (Bandwith Control - Lan ports)
Tính năng này cho phép bạn kiểm soát tốc độ đường truyền trên cổng LAN của modem. Giúp đường truyền cho các cổng cân bằng hơn, tránh việc bị các thiết bị khác cùng kết nối trên mạng LAN làm giảm tốc độ mạng bạn đang sử dụng.
Để cấu hình tính năng này, bạn truy cập vào modem và vào mục Advanced Features > Bandwith Control.
Tại đây có các cổng từ LAN 1-4 tương đương với 4 cổng trên thiết bị. Tiếp đến bạn cần tick vào cổng mà bạn đã đấu dây LAN mới máy tính. Ở đây mình cấu hình cho 2 cổng LAN 1 & 2. 
Tiếp đến, ở mục Downstream(kbps) & Upstream(kbps) bạn điền tốc độ muốn giới hạn cho từng cổng, đơn vị Kilobit per second (kbps). 
Ví dụ ở đây mình set tốc độ tải cho mỗi cổng là 1MB/s , tức là bằng 8,192kbps.
Lưu ý: bạn cần phân biệt các khái niệm Mbps và Kbps hoặc MB/s và KB/s để có thể set tốc độ theo ý của mình.


Bạn có thể xem quy ước chuyển đổi giữa các đơn vị Megabits, Kilobits, Megabytes tại bảng này.





6.Giới hạn user truy cập wifi
Đây là tính năng khá hay của dòng modem này, bạn có thể giới hạn các thiết bị kết nối cùng lúc trên modem mà không cần phải lọc địa chỉ MAC.

Nhà sản xuất sẽ để mặc định là 32 thiết bị, tuy nhiên bạn vẫn có thể điều chỉnh số thiết xuống phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Để sử dụng chức năng này, bạn vào Networt Settings > Wireless. Bạn có thể tùy chỉnh ở mục Max Clients bằng cách nhập số thiết bị tối đa muốn kết nối.


Ví dụ ở đây mình chỉ cho 5 thiết bị kết nối vào router đang sử dụng. Nhấn Apply/Save để lưu lại




7.Lọc địa chỉ MAC (MAC Address Filters)
Về cơ bản, mỗi thiết bị đều được cung cấp một địa chỉ MAC duy nhất bao gồm cả máy tính và smartphone khi kết nối internet. Địa chỉ MAC thường ở dạng 6 cặp chữ số cách nhau bằng dấu hai chấm (b0:83:fe:ae:3f:32). Mục đích để nhận dạng thiết bị người dùng, phân biệt người dùng này với người dùng khác.
Đây là tính năng hầu như router nào cũng phải có. Chức năng của nó bao gồm lọc,chặn MAC (black lists); cho phép các thiết bị đã được add MAC truy cập ( white lists ).

Để xem danh sách MAC đã kết nối, bạn vào Device Info > DHCP. Nó sẽ hiện thị list tên các thiết bị truy cập và địa chỉ MAC.


Tạo white lists (cho phép các thiết bị đã được add MAC truy cập )
Để tạo white lists, bạn vào Network Settings > MAC Filters > Tick mục Allow.


Sau đó nhấn Add để thêm MAC Address rồi lưu lại.


Tạo blacklists ( lọc, chặn MAC)
Tương tự như while lists. Bạn vào Network Settings > MAC Filters > Tick mục Deny.


Nhấn Add để thêm MAC Address để chặn sau đó lưu lại.



8.Tạo điểm truy cập wifi ảo (Wireless - Guest/Virtual Access Points)
Tính năng Guest/Virtual Access Points giúp bạn có thể tạo ra một điểm phát wifi ảo cho người dùng khách, hay còn gọi là điểm truy cập ảo, giúp bảo mật mạng wifi chính mà bạn đang sử dụng, tránh việc người lạ truy cập vào mạng wifi chính để theo dõi các gói dữ liệu ra vào & thông tin cá nhân của bạn.

Để tạo điểm truy cập ảo, bạn đăng nhập vào modem chọn dòng Network Settings > Wireless > Basic.
Tại dòng Wireless - Guest/Virtual Access Points, bạn đặt tên cho cột wifi muốn tạo > Apply/Save để lưu lại.


Tiếp theo, bạn vào tiếp mục Security để tiến hành đặt mật khẩu cho nó.
Tại dòng Select SSID : "click chọn cột wifi ảo đã tạo".
Network Authentication : "chọn phương thức xác thực bảo mật".
WPA/WAPI passphrase : "nhập mật khẩu cho wifi ảo".
Nhấn Apply/Save để lưu lại cấu hình sử dụng.


9.Kiểm soát của phụ huynh ( Parental Control )
Tính năng này cho phép người lớn có thể kiểm soát các hoạt động truy cập internet của trẻ nhỏ, nó hoạt động dựa trên địa chỉ MAC của thiết bị. Bạn có thể quản lí thời gian, ngày giờ truy cập internet bất cứ lúc nào trên cả máy tính và smartphone.

Để quản lí thời gian sử dụng internet của trẻ nhỏ, bạn vào Advanced Features > Parental Control > Time Restriction. Nhấn Add để cài đặt cấu hình.


Để xem danh sách MAC đã kết nối, bạn vào Device Info > DHCP và coppy lại địa chỉ MAC cần quản lí.
Tiếp đến, bạn nhập các thông tin cần thiết để cấu hình thiết bị như sau :
-UserName: "Tên cấu hình"
-Browser's MAC Address : "địa chỉ MAC của trình duyệt đang sử dụng" ( cái này nó sẽ tự động nhập vào cho bạn ).
-Other MAC Address : "Nhập MAC muốn quản lí" ( địa chỉ MAC tùy chọn ).
-Days of the week : Tick chọn các ngày quản lí trong tuần.
-Start/End Blocking Time (hh:mm-giờ/phút) : Nhập thời gian bắt đầu chặn và kết thúc.
Nhấp Apply/Save để lưu lại.



 
10.Tự động khởi động lại modem (Auto Reboot)

Chức năng này được dùng để tự khởi động lại modem, tránh tình trạng bị treo hoặc gặp lỗi do modem hoạt động liên tục quá lâu. Ở phiên bản firmware cũ, bạn có thể thiết lập auto reboot bằng cách vào Management > Auto Reboot để cài đặt. 
Tuy nhiên, ở các phiên bản firmware mới hơn, modem sẽ không còn tính năng cơ bản này. Nhưng bạn vẫn có thể thiết lập auto reboot theo cách sau đây. 

Ở giao diện modem, bạn vào Management > Crontable và nhấn add để tiến hành cài đặt.

 Tại bản Add Cron table, các bạn tiến hành thiết lập như sau :
Rule Name : "Nhập tên tùy ý"
Command : nhập lệnh "reboot" 
Các mục Day Of Week, Hour, Minutes,... là các mục tùy chỉnh thời gian modem tự khởi động lại do bạn thiết lập. Ví dụ ở đây mình cho modem auto reboot vào lúc 3h30' sáng hằng ngày. Mình sẽ nhập vào mục Hour : 3, và mục Minutes : 30 . Nhấn Apply để lưu lại thiết lập.
  
Giao diện sau khi thiết lập sẽ như sau. 


11.Tăng công suất phát wifi
Thông thường, công suất phát wifi của dòng modem này thường đặt ở mức 85 - 90%. Vì vậy bạn có thể tăng công suất phát, nhằm tối ưu hóa khoảng cách phủ sóng wifi. Tuy nhiên, khi tăng công suất phát, tín hiệu có thể sẽ bị giảm chất lượng, hoặc sẽ bị yếu khi đặt thiết bị gần router. 

Để bắt đầu kích sóng wifi, bạn cần vào Management > Internet Time. Bỏ chọn mục Automatically synchronize... 


Tiếp theo, chọn đến mục Cron Table và nhấn Add để cài đặt. Tại mục Add Cron table bạn thiết lập như sau:
Rule Name : "Nhập tên tùy ý"
Command :"wl txpwr1 -o -q 74" 
Nhấn Apply để lưu lại thiết lập.
 Vậy là xong. Tuy nhiên, bạn cũng chỉ nên kích sóng khi thật sự cần thiết. Vì khi đạt 100% công suất, thiết bị có thể bị giảm tuổi thọ hoặc gặp trục trặc không đáng có.
Ngoài cách này, bạn cũng có thể tối ưu vùng phủ sóng wifi bằng cách đặt thiết bị ở vị trí phù hợp nhất với nhu cần sử dụng. Tránh các góc khuất, bức tường,...



12.NAT Port ( Network Address Transtation Port forwarding )
NAT hay còn gọi là Network Address Translation là một kỹ thuật được dùng để chuyển tiếp các gói tin giữa những lớp mạng khác nhau trên một mạng lớn, dịch hay thay đổi một hoặc cả hai địa chỉ bên trong một gói tin khi gói tin đó đi qua một Router, hay một số thiết bị khác. Thông thường NAT thay đổi địa chỉ IP riêng (IP Private) của một kết nối mạng thành IP công cộng (IP Public)...
Người ta thường NAT Port để cài đặt trên camera, remote desktop trên máy tính, mail server, web server,...



Để NAT Port trên modem, bạn cần tắt Firewall của modem trước bằng cách vào cấu hình rồi Disable Firewall nó đi.






Tiếp đến, vào Advanced Features > NAT > Virtual Server.
Click Add để bắt đầu cấu hình.


Cấu hình như sau :
-Use Interface : Chọn pppoe_veip0/ppp0.1 hoặc pppoe_veip0/ppp0.4 tùy modem.
- Tick chọn Custom Service sau đó đặt tên tùy ý bạn.
-Server IP Address : Nhập địa chỉ IP máy tính
Bạn cần xem xem IP Address trong máy là gì bằng cách vào Control Panel\Network and Internet\Network and Sharing Center\Ethernet\Details\dòng IPv4 Address ( ví dụ ở đây của mình là 192.16.1.11 )
Nếu dùng để NAT camera thì bạn cần kiểm tra IPv4 Address của camera là gì rồi nhập vào.
-Tiếp đến gõ port cần mở vào mục External Port Start/External Port End và chọn giao thức TCP/UDP
Lưu lại để chuyển sang bước tiếp theo.



Cấu hình Dynamic DNS :
Để cấu hình, bạn vào DNS > Dynamic DNS.
Bạn cần đăng kí tên miền DDNS để cấu hình thiết bị, ở đây mình đăng kí tên miền tại https://www.noip.com/
Thông tin cấu hình :
-DDNS provider : Chọn tên nhà cung cấp tên miền bạn đã đăng kí ( ở đây mình chọn NO-IP ).
-Hostname : Gõ tên miền đã tạo.
-Interface : Chọn interface đã nhập ở phần NAT trước đó ( pppoe_veip0/ppp0.4 ).
-Username/Password : Nhập tên tài khoản đã tạo trên NO-IP.


Kiểm tra địa chỉ IP và ping đến địa chỉ DDNS để xem cấu hình được hay chưa.


Nếu Reply IP Wan đúng với IP đã kiểm tra thì cơ bản bạn đã NAT thành công.


Cơ bản là đã xong, bước cuối cùng bạn cần vào https://www.yougetsignal.com/tools/open-ports/ để kiểm tra port đã thông hay chưa.
Nếu Nó báo Port của bạn Open thì bạn đã NAT thành công.
Còn Port của bạn báo Close thì có nghĩa đã tạch và bạn cần kiểm tra lại.
Mà thường thì NAT trên con modem này 80% là tạch. Nếu vẫn không NAT được thì bạn nên nhờ kĩ thuật xuống hỗ trợ nhé ;).



Đáng lẽ trong bài viết này mình đã giới thiệu tính năng QoS – Quality of Service, thường dùng để giới hạn băng thông chia sẻ wifi của router trên modem. Tuy nhiên, tính năng QoS lại không hoạt động trên Firmware của Modem này, vì vốn những thiết bị Modem + Router của VNPT sản xuất đều cực lởm và không ổn định. 
Để sử dụng ổn định và đầy đủ chức năng, bạn nên mua một con router riêng về cấu hình Bridge mode con Igate GW040, GW020 này, cho nó làm converter. Nếu gặp lỗi phát sinh trong quá trình cài đặt & cấu hình, bạn có thể liên hệ với kĩ thuật viên VNPT nơi bạn đang sinh sống để nhờ họ giúp đỡ.

Chúc các bạn thành công !




Phần mềm ngăn chặn Ransomware - RansomFree

6:49 PM Add Comment
Hiện nay, Cybereason, một công ty chuyên về bảo mật có trụ sở tại Boston đã phát hành RansomFree – phần mềm bảo vệ theo thời gian thực để phát hiện Ransomware trước khi nó tiến hành mã hóa dữ liệu của nạn nhân.


Lý do chính của cuộc tấn công ransomware thành công như vậy là phần mềm Anti-Ransomware truyền thống không thể phát hiện ra chúng. Các biến thể mới của ransomware đang được phát triển hàng ngày hàng giờ, do đó, việc dựa trên các mẫu Ransomware có sẵn trong CSDL để phát hiện mã độc là điều không thể. 

Theo Cybereason, RansomFree là một sản phẩm độc lập miễn phí và tương thích với máy tính chạy Windows, bảo vệ theo thời gian thực và phát hiện Ransomware trước khi nó tiến hành mã hóa dữ liệu của nạn nhân. 

Thay vì sử dụng phương thức cập nhật các mẫu Ransomware để ngăn chặn như các Anti-Ransomware khác. Phần mềm này sử dụng công nghệ nhận dạng và phân tích hành vi để chống lại các biến thể Ransomware trước khi chúng thực thi mã hóa dữ liệu của nạn nhân. 

Để làm việc này, Cybereason đã nghiên cứu hàng chục nghìn biến thể ransomware thuộc hơn 40 chủng ransomware, bao gồm Locky, Cryptowall, TeslaCrypt, Jigsaw và Cerber..., từ đó xác định các kiểu mẫu hoạt động điển hình của Ransomware so với các ứng dụng thông thường khác.

Phần mềm này hoạt động theo cơ chế bảo vệ theo thời gian thực ( Real-Time Protection ), bạn chỉ cần cài đặt rồi để nó hoạt động trên nền windows.

Khi phát hiện các dấu hiệu đáng nghi ngờ, phần mềm sẽ tiến hành ngăn chặn và hiển thị thông báo để người dùng xem xét có tiếp tục cho chạy chương trình hay dừng lại. 


Dù vậy, các nhà bảo mật khuyến cáo người dùng luôn đề cao cảnh giác trước các mẫu biến thể của Ransomware trước khi chúng xâm nhập vào máy tính và mã hóa dữ liệu của bạn.
Ngoài ra, bạn có thể đọc thêm bài viết về cách phòng ngừa mã độc tống tiền của mình Tại đây  .

Bạn có thể tải RansomFree qua website của Cybereason tại địa chỉ: https://ransomfree.cybereason.com/

Sao Lưu Và Backup Drirvers Windows 10 bằng Command Prompt ( cmd )

9:02 PM Add Comment
Như các bạn đã biết, từ phiên bản Windows 8.1 trở đi, hầu hết các driver máy tính đề tự cập nhật sau khi chúng ta ghost hoặc cài lại Windows. Tuy nhiên, không phải lúc nào hệ điều hành cũng tự cập nhật Drivers cho máy tính của chúng ta, vì thế mọi người thường sử dụng các công cụ để sao lưu và backup Drivers như Double Driver,... nhằm giảm thiểu thời gian sao khi cài hoặc ghost Win. 

Ở bài viết này, mình sẽ hướng dẫn cho các bạn cách sao lưu & backup drivers cho Windows 10 chỉ bằng lệnh cmd. Cùng tham khảo nhé.

-Sao lưu

Trước tiên, để sao lưu driver cho Windows 10 bằng cmd, bạn cần tạo một Folder để chứa drivers sau đó lưu vào phân vùng không chứa HĐH . 
Lưu ý : Tên thư mục cần viết liền không khoảng trắng & không dấu. 




Tiếp đến, bạn khởi động cmd dưới quyền admin sau đó nhập lệnh dism /online /export-driver /destination:C:\DriverBackup

Lưu ý: Lệnh C:\DriverBackup là đường dẫn chứa Folder drivers mà bạn vừa tạo phía trên, bạn có thể tùy chọn ổ đĩa lưu và cách đặt tên Folder.



Sau khi nhập lệnh & enter, nó sẽ tiến hành sao lưu drivers vào Folder đã tạo.



-Backup

Để backup drivers chúng ta nhập lệnh dism /online /Add-Driver /Driver:C\DriverBackup /Recurse 



Ngoài ra, để kiểm tra Drivers, bạn có thể sử dụng phần mềm DriverStore Explorer để kiểm tra drivers có trong máy tính.

Chúc các bạn thành công !